1.Suối cá bản Bướt
Suối cá là một trong những phong cảnh đặc trưng của bản Bướt. Suối nằm vắt ngang bản, chảy quanh những nếp nhà sàn, ruộng lúa và đồi chè. Dòng suối chảy qua Bướt có hơn chục loài tôm cá, nhiều nhất là cá pa chạt. Vào đầu hạ mưa nhiều, cá về đầy suối, bà con đi rừng về xúc vài mẻ là đủ ăn. Cho đến khi số dân bản tăng lên, cá bị đánh bắt nhiều và đem ra chợ bán nên cứ thế với dần.
Suối cá bản Bướt
2. Hương ước của bản làng
Để bảo vệ tôm cá, trưởng bản đánh kẻng triệu tập dân làng để họp bàn, ra quy định không cho đánh bắt cá suối trong 3km chảy qua Bướt. Ai vi phạm sẽ phải chịu phạt 20kg thóc.
Ban đầu có nhiều người phản đối vì cho rằng bắt một con cá phạt 20kg thóc là quá nhiều. Bản làng có núi rừng bao bọc, thiếu đất nông nghiệp, phải tằn tiện mới đủ thóc ăn. Nhưng có nhiều người đồng tình, bởi nếu bắt bán vô tội vạ thì suối không còn cá tôm. Cuộc họp cuối cùng thống nhất về lệnh cấm, được đưa vào hương ước và các gia đình ký cam kết không vi phạm.
Thông báo hương ước được đặt ở đầu suối, nhà văn hóa và đồng lúa hữu cơ.
3. Hiệu quả của hương ước
Sau khi hương ước được đưa ra, các tổ tự quản của bản đi tuần thường xuyên, nhắc nhở và giữ an ninh. Dân làng không dám vi phạm, nhưng người bản khác không biết vẫn đến xúc cá.
Hơn chục năm sau lệnh cấm đánh bắt, tôm cá lại về trù phú. Từng đàn cá pa chạt sống “hạnh phúc” khi không còn bị đánh bắt vô tội vạ. Khách du lịch ghé thăm bản Bướt đã có thể cho cá ăn, nhưng nếu vi phạm quy định vẫn sẽ bị phạt. Hướng dẫn viên khi đưa khách đi tham quan sẽ luôn nhắc nhở và kể về câu chuyện giữ cá của làng. Nhờ giữ được rừng, Chiềng Yên nằm trong số xã có độ che phủ rừng lớn nhất Vân Hồ, khoảng 70% vào năm 2020.
Suối cá bản Bướt ngày nay