Cách đi rừng an toàn
Blog Điểm Đến

Cách Đi Rừng An Toàn

Du lịch khám phá rừng là một loại hình du lịch trải nghiệm đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Nếu bạn là một người đam mê cảm giác mạnh muốn trải nghiệm hình thức du lịch mạo hiểm này thì đừng bỏ qua những quy tắc dưới đây của Van Ho Agritage để bản thân có một chuyến đi rừng thật an toàn và thú vị nhé! 

Tìm hiểu điểm đến

Nên nghiên cứu bản đồ kỹ và có một lịch trình phù hợp trước chuyến đi. Nên tìm hiểu trước thông tin về điều kiện thời tiết cũng như độ an toàn tại nơi bạn định đến. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tính toán khả năng di chuyển cho phù hợp với sức lực, tránh bị quá sức (trung bình mỗi người có khả năng đi bộ khoảng từ 12 đến 15 km). Trước khi đi, bạn nên thông báo cho người thân hoặc những bên có bên có liên quan về hành trình chuyến đi, thời gian đi của bạn để đề phòng bất trắc có thể xảy đến.

Cách đi rừng an toàn
Nên nghiên cứu bản đồ kỹ và có một lịch trình phù hợp trước chuyến đi. Ảnh: Vân Hồ Agritage

Những vật dụng cần mang theo khi đi rừng

Chuẩn bị sẵn các vật dụng cá nhân trước khi “lên rừng” cũng là điều vô cùng cần thiết. Tùy vào thời gian du ngoạn trong rừng dài hay ngắn mà bạn nên chuẩn bị dụng cụ thích hợp. Dưới đây là một số gợi ý mà Van Ho Agritage muốn bạn nắm rõ để có một chuyến đi rừng thật an toàn nhé:

  • Balo: Balo là vật dụng không thể thiếu trong tất cả các chuyến đi phượt, du lịch hay dã ngoại. Khi đi rừng, tốt nhất bạn nên chọn balo trợ lực chuyên dụng có nhiều ngăn để chứa được nhiều vật dụng hơn. Hãy chọn loại balo chống thấm chất lượng cao, có miếng lót đầy đặn và dây phụ thắt ngang bụng để cố định cơ thể giúp bạn di chuyển thoải mái, dễ dàng hơn.
  • Quần áo: Đối với trang phục, bạn nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút tốt, khoác thêm áo dài tay bên ngoài để tránh bị xây xước do vướng cành cây gai trong rừng cũng như để bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh do vã mồ hôi hay gặp gió rừng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mang loại giày đi rừng chuyên dụng có đế mềm và khả năng chống trơn trượt tốt.
  • Ngoài những gợi ý trên, bạn cũng cần chuẩn bị các vật dụng phục vụ đi rừng như: Dao, đèn pin, kéo, bật lửa, gậy trekking, la bàn, ủng lội nước và thuốc y tế như thuốc cúm, sốt rét, bông băng, cao dán, kem bôi khi bị côn trùng cắn và thật nhiều nước uống. Van Ho Agritage đặc biệt gợi ý bạn chuẩn bị thêm một loại thuốc khử trùng nước (viên aquatabs) phòng trường hợp hết nước khoáng hoặc nước đun sôi đem theo dọc đường. Nguyên tắc khi chuẩn bị đồ dùng đi rừng là: “Đem đủ, vừa phải và gọn nhẹ“.

Lưu ý khi đi lại trong rừng

Bên cạnh việc chuẩn bị những vật dụng quan trọng và cần thiết khi đi rừng thì bạn cũng nên nắm rõ mẹo khi di chuyển trong rừng như sau:

Khoảng thời gian thích hợp nhất để đi rừng là từ 6 giờ sáng tới 16 giờ chiều. Vì vậy, trước khi đi bạn nên tính toán giờ giấc cho hợp lý phòng trường hợp trời tối nhanh sẽ rất dễ gây mất phương hướng.

Cách đi rừng an toàn
Thời gian thích hợp nhất để đi rừng là từ 6 giờ sáng tới 16 giờ chiều. Ảnh: Vân Hồ Agritage

Theo kinh nghiệm đi rừng an toàn của Van Ho Agritage, bạn nên đi thành nhóm để tránh bị lạc và dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Khi di chuyển trong vùng cây rậm rạp, nên đánh dấu đoạn đường vừa đi qua bằng các dấu hiệu đơn giản để tránh quay lại chỗ cũ. Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi đi qua những đoạn đường hiểm.

Cách đi rừng an toàn
Nên đi thành nhóm để tránh bị lạc và dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Ảnh: Vân Hồ Agritage

Nếu đang du ngoạn trong rừng mà trời mưa bất chợt (dù to hay nhỏ), bạn phải nhớ di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt và cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa mà thấy nước tự nhiên chuyển qua màu đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao vì đó là dấu hiệu có thể lũ sắp về.

Khi vào rừng, bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo như áo dài tay, quần dài, tất cao cổ có chất liệu dày dặn, bôi thuốc chống côn trùng đầy đủ và không làm hở vùng chân, tay để tránh sự xâm nhập chúng. Nếu bạn là người đi du lịch rừng lần đầu, có thể chưa quen địa hình gồ ghề thì nên đi chậm, chắc chân để tránh bị trơn trượt. Nên mang theo một chiếc gậy trekking làm công cụ giúp bạn leo đỡ mỏi hơn.

Nếu không may bị lạc, bình tĩnh chính là điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ để tránh bị mất phương hướng do hoảng sợ. Sau đó bạn nên tìm những đường mòn hay đi theo dòng nước chảy. Ngoài ra, bạn có thể đốt lửa tạo khói, hoặc phát ra âm thanh, tín hiệu để hy vọng sự giúp đỡ. Có thể ăn trái cây rừng (không có độc), tuyệt đối không ăn những loại nấm độc, có màu sắc sặc sỡ.

Trên đây là những kinh nghiệm đi rừng an toàn mà VHA muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Để lại một bình luận

Gạo Tẻ Râu Bản Bướt – Hương vị núi rừng Tây Bắc

CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG “CHUYỆN CỦA GẠO” Nức tiếng gần xa bởi hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo Tẻ Râu ở bản Bướt là một thứ quà quý giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng, trở thành món đặc sản mà bất kỳ ai khi đến đây cũng phải. . .

LÊN BẢN BƯỚT CHƠI GÌ?

Lên bản Bướt chơi gì? Từ phố thị tấp nập trở về bản Bướt yên bình để hòa mình với thiên nhiên xanh mướt, rừng già bao quanh, tiếng suối, thác chảy ngày đêm, trải nghiệm văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số, những con người thân thiện, hài. . .

BẢN LÀNG QUY ƯỚC BẮT MỘT CON CÁ SUỐI PHẠT 20KG THÓC

1.Suối cá bản Bướt Suối cá là một trong những phong cảnh đặc trưng của bản Bướt. Suối nằm vắt ngang bản, chảy quanh những nếp nhà sàn, ruộng lúa và đồi chè. Dòng suối chảy qua Bướt có hơn chục loài tôm cá, nhiều nhất là cá pa chạt. Vào đầu hạ mưa nhiều,. . .

Mùa hè vẫy vùng trong những con suối ở bản Bướt

Mùa hè vẫy vùng trong những con suối ở bản Bướt  Bản Bướt, nằm trong lòng núi cao và rừng già thuộc xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, là một làng quê yên bình, những cánh rừng già bao quanh, mây mù bao phủ những sớm mai, cỏ cây xanh mướt, tiếng. . .

Bản Bướt nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên núi rừng

Ở bản Bướt chúng mình có một làng quê yên bình, những cánh rừng già bao quanh, mây mù bao phủ những sớm mai, cỏ cây xanh mướt, tiếng suối, tiếng thác chảy ngày đêm và những con người thân thiện, hiền hòa. Tìm về thiên nhiên, tìm về cảm giác mình được thả hồn. . .

Khi đàn tôm, cá trở về bơi lội tung tăng trên các dòng suối trên bản Bướt

Bản Bướt là một vùng đất yên bình nằm trong lòng núi cao và rừng già thuộc xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nơi đây được đồng bào dân tộc thiểu số người Thái, người Mường chọn làm nơi định cư lâu đời. Cái tên Bướt là âm đọc trại. . .

Về chúng tôi

Van Ho Agritage – Agriculture Heritage Tourism
Bản Bướt, Xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

+84367380008

Văn phòng đại diện: Tòa 17T7, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

contact@agritage.vn

Fanpage